AllFreePapers.com - All Free Papers and Essays for All Students
Search

Hello

Autor:   •  September 19, 2016  •  Essay  •  2,260 Words (10 Pages)  •  732 Views

Page 1 of 10

KINH TẾ VĨ MÔ

  1. THẾ GIỚI.

1) Tốc độ tăng trưởng :

  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2015 là 3,1%, thấp hơn các năm trước đó.
  • Nền kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng vào năm 2009 thì đã có sự phục hồi tuy nhiên vẫn chưa đạt được sự tăng trưởng mạnh và đồng bộ.
  • Năm 2016 dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn
  • GDP trong Quý 1 của Mỹ liên tiếp duợc diều chỉnh tăng từ 0,5% (theo công bố trong tháng 4) lên lần luợt 0,8% và 1,1% trong hai lần điều chỉnh sau đó. Ðồng thời, tăng truởng GDP Quý 4.2015 cũng được điều chỉnh lên 1,4% do sự cải thiện ngành xây dựng, đầu tư doanh nghiệp cung nhu xuất khẩu. Tuy nhiên, khu vực sản xuất, vốn là điểm sáng của nền kinh tế khổng lồ trong giai đoạn truớc, tiếp tục mở rộng chậm lại. Chỉ số PMI sản xuất dao động hẹp quanh nguỡng 51 điểm với tốc dộ mở rộng khá khiêm tốn so với giai đoạn cuối năm ngoái. Trong khi đó, lạm phát ngoại trừ mức tăng1,4% yoy trong tháng 1 đều dao dộng nhẹ xung quanh mức 1% - vẫn còn cách khá xa mục tiêu 2% trong trung hạn.
  • Nền kinh tế EU phục hồi nhẹ. Theo công bố của cơ quan thống kê EU, tăng truởng GDP của khu Eurozone đạt 0,6% tăng nhẹ so con số 0,4% ghi nhận trong tháng 4- mức cao nhất trong năm vừa qua do chi tiêu hộ gia đình và đầu tư cá nhân cải thiện. Trong khi đó, lĩnh vực sản xuất của EU tiếp tục mở rộng thể hiện chỉ số PMI sản xuất luôn được duy trì trên mức 51 điểm. Thậm chí, trong tháng 6, chỉ số sản xuất khu vực này cán mốc 52,8 điểm cao nhất từ đầu nam do sản luợng và số luợng đơn hàng mới tăng cao nhất kể từ đầu năm. Sản luợng công nghiệp trong tháng 6 cũng tăng 2% yoy.
  • Ðà giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc chưa có dấu hiệu dừng lại. Cụ thể, chỉ số PMI Trung Quốc dạt 48,6 trong tháng 6, giảm mạnh so với mức 49,2 của tháng 5. Trong đó, chỉ số này ghi nhận mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 2 với luợng đơn dặt hàng mới giảm đáng kể. Chỉ số sản xuất PPI đón nhận tháng suy giảm thứ 53 liên tiếp với mức giảm 2,6%. Mặc dù vậy, tính từ đầu năm tới nay tốc dộ suy giảm của chỉ số này phần nào chững lại.

2) Việc làm.

  • Tỷ lệ thất nghiệp ở các nơi trên thế giới có xu hướng tăng lên.
  • Trong 200 triệu người thất nghiệp trên toàn thế giới thì có đến 73.3 triệu người là thanh niên (trong độ tuổi từ 15 đến 24). Hai phần ba các nước châu Âu đang có tỉ lệ thanh niên thất nghiệp trên mức 20%, và một phần ba trong số này muốn tìm một công việc dài hạn. Những nước Trung Đông và Bắc Phi thậm chí có tỷ lệ thanh niên thất nghiệp gần 30% trong nhiều thập kỷ qua, và đây cũng là 2 khu vực có tỷ lệ thất nghiệp ngày càng xấu đi những năm gần đây.ILO ước tính rằng, những người thất nghiệp và lao động nghèo chiếm đến hai phần năm nguồn lao động thanh niên toàn cầu.Một phần ba trong số đó (khoảng 169 triệu người) là lao động trẻ sống dưới mức 2 USD/ngày. Nếu tăng mức sống lên 4 USD/ngày, con số trên sẽ vào khoảng 286 triệu người. Đối với nguồn lao động là phụ nữ trẻ, con số này thậm chí còn tồi tệ hơn.
  • Theo ước tính, trong một thập kỷ tới cần tạo ra 475 triệu việc làm nhằm giảm thiểu số lượng thanh niên thất nghiệp, điều đó cũng có nghĩa là phải tạo cơ hội cho ít nhất 40 triệu người tham gia vào thị trường lao động mỗi năm.
  • Mỹ : Khu vực lao động tại Mỹ ghi nhận những số liệu trái chiều. Tỷ lệ thất nghiệp trong 6 tháng đầu năm của Mỹ luôn duợc duy trì ở mức thấp duới 5%. Ðặc biệt trong tháng khi chỉ số thất nghiệp dừng ở mức 4,7%. Tuy nhiên, đây không duợc coi là dấu hiệu tốt do tỷ lệ thất nghiệp giảm phần lớn vì 458.000 nguời dã ngưng không tìm việc làm. Thêm vào đó ngay khi lực luợng lao động tăng trở lại tỷ lệ thất nghiệp tăng cao hơn kỳ vọng về mức 4,9% trong tháng 6.  
  • EU: 6 tháng đầu năm ghi nhận xu huớng cải thiện dáng kể của khu vực lao dộng với tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 10,4% tại EU19 hồi cuối năm xuống 10,1% trong tháng 5 và giảm từ mức 8,8% trong tháng 3 xuống 8,7% tại EU28 so với 9,6% ghi nhận trong tháng 5 năm 2015.

3) Lạm phát.

  • Tại 189 quốc gia có dữ liệu, tỉ lệ lạm phát trung bình năm 2015 vào khoảng dưới 2%, giảm nhẹ so với năm 2014, và ở hầu hết các quốc gia, đều thấp hơn so với dự đoán trong báo cáo Toàn cảnh kinh tế thế giới vào tháng 4 của Quỹ Tiện tệ Quốc tế. Theo biểu đồ dưới đây, tỉ lệ lạm phát ở gần một nửa tổng số quốc gia (phát triển và đang phát triển, lớn cũng như nhỏ) hiện nay là 2% hoặc thấp hơn (đây là mức mà hầu hết các ngân hàng trung ương dùng để định nghĩa “ổn định giá cả”).
  • Gần một nửa số quốc gia còn lại cũng đang làm khá tốt. Trong khoảng thời gian từ sau cú sốc dầu mỏ những năm 1970 đến đầu những năm 1980, gần hai phần ba số quốc gia có tỉ lệ lạm phát trên 10%. Theo số liệu mới nhất thu được vào tháng 7 hoặc tháng 8 ở hầu hết các nước, “chỉ” có 14 trường hợp có tỉ lệ lạm phát cao (đường màu đỏ trong biểu đồ). Venezuela (nước này vẫn chưa có thống kê mức độ lạm phát chính thức năm nay) và Argentina (nước này chưa cung cấp dữ liệu lạm phát đáng tin cậy nào trong vài năm nay) là 2 nước nổi bật trong nhóm này. Iran, Nga, Ukraine, và một vài nước châu Phi nằm trong số những nước còn lại.
  • Năm 2015, phần trăm các quốc gia ghi nhận mức giảm phát hoàn toàn về giá cả tiêu dùng (đường màu xanh) cao hơn phần trăm các quốc gia có mức lạm phát hai chữ số (chiếm 7% trong tổng số). Dù bất ngờ tồi tệ nào có xảy ra trong tương lai đi chăng nữa, thì tình hình lạm phát toàn cầu đang ở mức bình lặng nhất kể từ đầu những năm 1960 đến nay.
  1. VIỆT NAM
  1. Tốc độ tăng trưởng.
  • Sau sự bứt phá ấn tượng trong năm 2015, kinh tế Việt Nam trong nửa đầu 2016 đã cho thấy sự giảm tốc rõ rệt. Tốc độ tăng GDP chỉ đạt 5,52% so với cùng kỳ năm trước, trong đó Quý 1 tăng 5,48% và Quý 2 tăng 5,55%. Các mức tăng trưởng này đều thấp hơn đáng kể so với diễn biến 6 tháng đầu năm 2015 (6 tháng đầu năm 2015: +6,28% với Quý 1: +6,12% và Quý 2: +6,47%). Trong đó, khu vực Công nghiệp và Xây dựng tăng 7,12%, thấp hơn mức 9,09% của cùng kỳ 2015, đóng góp 2,41 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Khu vực Dịch vụ tăng 6,35% (Q1.2015 tăng 5,9%), đóng góp 2,38 điểm phần trăm cho mức tăng trưởng chung. Đáng chú ý, khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 0,18% làm giảm khoảng 0,03 điểm phần trăm cho mức tăng trưởng chung.
  • Trong khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành nông nghiệp (chiếm khoảng 75%) giảm 0,78%. Diễn biến bất thuờng của thời tiết như các đợt rét dậm, rét hại xảy ra đầu năm gây thiệt hại về cây trồng và gia súc tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Trong khi đó, tình hình xâm nhập mặn diễn biến phức tạp ở Ðồng bằng sông Cửu Long và hạn hán tại các tỉnh Nam Trung Bộ, Ðông Nam Bộ và Tây Nguyên dã ảnh huởng lớn tới sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân.
  • Chỉ số sản xuất toàn ngành Công nghiệp chỉ tăng 7,5% yoy, thấp hơn nhiều so với mức tăng ấn tuợng 9,7% của cùng kỳ 2015. Cùng với đó, chỉ số tiêu thụ của ngành Công nghiệp tăng thấp hơn đáng kể so với cùng kỳ 2015 khi chỉ đạt 8,8% yoy (cùng kỳ 2015 dạt 12,7%). Nguyên nhân chính của diễn biến trên dến từ việc ngành Khai khoáng giảm 2,2% (cùng kỳ 2015 tăng 8,2%), làm giảm 0,5 điểm phần trăm mức tăng chung, do khai thác dầu thô giảm hơn 6% truớc những diễn biến không thuận lợi của giá dầu thô thế giới.
  • Ngành Công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục là điểm sáng của tăng truởng kinh tế trong nửa đầu 2016 với mức tăng 10,1% (tương đương cùng kỳ 2015), đóng góp 7,1 diểm phần tram vào mức tăng chung. Chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất của Việt Nam, theo Nikkei, dạt 52,6 diểm trong tháng 6, không khác biệt nhiều so với con số 52,7 của tháng 5. Nhu vậy, PMI dã ghi nhận chuỗi 7 tháng liên tiếp trên 50, phản ánh sự mở rộng của linh vực sản xuất.
  1. Việc làm.
  • Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2016 tổng số người thất nghiệp của Việt Nam là 1,12 triệu người, chiếm khoảng 2.23%. trong đó tỷ lệ thất nghiệp của lao động có trình độ đại học trở lên của cả nước là 3.96% và số liệu này đặc biệt cao ở khu vực thành thị.
  • Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước đến thời điểm 01/4/2016 ước tính là 54.4 triệu người, tăng 1.4% so với cùng thời điểm năm 2015. Đến thời điểm trên, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ước tính 47.8 triệu người, tăng 0.2% so với cùng thời điểm năm trước. Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý 01/2016 ước tính là 53.3 triệu người.
  • Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi quý 1/2016 ước tính là 2.23%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi có trình độ đại học trở lên của cả nước là 3.96% (cao hơn 1.73 điểm phần trăm so với tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi).
  • Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (15 - 24 tuổi) quý 1/2016 ước tính là 6.47%. Tỷ lệ thất nghiệp của người từ 25 tuổi trở lên quý 1/2016 là 1.27%. Còn tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý 1/2016 năm nay ước tính là 1.77% (quý 01/2015 tương ứng là 2.43%).
  • Đặc biệt, thanh niên ở khu vực thành thị tìm kiếm việc làm khó hơn ở khu vực nông thôn. Ở nhóm thanh niên, tỷ lệ thất nghiệp trên toàn quốc là 6,47%, cao gấp 5 lần thống kê chung dành cho những người trên 25 tuổi. Báo cáo chỉ rõ : “Tỷ lệ này đặc biệt cao ở khu vực thành thị với 9,51%, tức là cứ 10 thanh niên trong lực lượng lao động ở khu vực thành thị thì có gần một người thất nghiệp”.
  1. Lạm phát
  • Diễn biến của CPI trong nửa đầu năm 2016 chịu khá nhiều áp lực tăng. Trước tiên phải kể đến là tác động của yếu tố mùa vụ và việc điều chỉnh giá của một số mặt hàng dưới sự điều hành của Chính phủ, đặc biệt là Giáo dục và Y tế. Bên cạnh đó, khác biệt với năm 2015, CPI còn chịu áp lực từ việc giá lương thực thực phẩm tăng đáng kể do nguồn cung bị ảnh hưởng xấu trước những biến biến không thuận lợi của thời tiết, đặc biệt là hạn hán ở các tỉnh phía Nam.
  • CPI tháng 6 ghi nhận mức tăng 0,46% (mom), tương ứng mức tăng 2,39% yoy và 2,35% ytd. Trong đó, đóng góp lớn nhất vào mức tăng của CPI trong tháng này đến từ nhóm Giao thông (+2,99% mom) sau hai lần tăng giá xăng dầu vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6 (tác động làm CPI chung tăng thêm khoảng 0,27%). Tiếp theo là nhóm Nhà ở vật liệu xây dựng tăng 0,55%, do thời tiết nắng nóng kéo theo nhu cầu sử dụng điện tăng cao, và nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+0,21% mom). Các nhóm còn lại trong rổ CPI đều có mức tăng nhẹ dưới 0,2% mom, riêng nhóm Bưu chính viễn thông giảm 0,06%. Lạm phát cơ bản tháng 6/2016 tăng 0,13% so với tháng trước và tăng 1,88% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức 2,01% của cùng kỳ 2015.
  • Dự báo tỷ lệ lạm phát vào năm 2016 là khoảng 3,5% - 4%.

...

Download as:   txt (13.2 Kb)   pdf (115 Kb)   docx (13 Kb)  
Continue for 9 more pages »